Điểm lại các chính sách định cư Châu Âu nổi bật 2024

Điểm lại các chính sách định cư Châu Âu nổi bật 2024

Ngày đăng: 23/12/2024 08:03 AM

    Quốc gia: Định cư Châu Âu

    Chương trình: TIN TỨC CẬP NHẬT

    Kết thúc năm 2024 với nhiều thay đổi lớn trong chính sách định cư Châu Âu. Một số quốc gia có xu hướng tiến tới bãi bỏ Chương trình Thị thực Vàng, hoặc tăng yêu cầu mức đầu tư tối thiểu, đặc biệt là đối với hình thức đầu tư nhằm đảm bảo quyền sở hữu nhà ở cho người dân bản địa. Trong khi đó, một số quốc gia khác có chính sách mở rộng thu hút các nhà đầu tư đến với họ bằng các đãi ngộ hấp dẫn. Bài viết dưới đây tổng hợp các chính sách định cư Châu Âu nổi bật 2024. 

    Mục lục

     

    Chính sách định cư Hungary 2024 

    Hungary khởi động lại Chương trình Thị thực vàng

    Sau khoảng thời gian ngắn tạm dừng áp dụng, kể từ ngày 01/7/2024, Hungary chính thức khởi động lại Chương trình Thị thực Vàng với tên gọi mới là Visa Nhà đầu tư Khách mời. Đây là chương trình dành cho công dân đến từ các quốc gia không thuộc EU với các quyền lợi hấp dẫn sau đây:

    • Thẻ cư trú Hungary cho gia đình 3 thế hệ gồm cha mẹ trên 55 tuổi, vợ/chồng và con cái dưới 18 tuổi.
    • Tự do sinh sống, học tập và làm việc tại Hungary.
    • Tự do đi lại 174 quốc gia, trong đó có khu vực Schengen và các nước EU.
    • Nhận Thẻ thường trú Châu Âu sau 3 năm.
    • Trở thành công dân Châu Âu sau 8 năm.
    • Sở hữu bất động sản Châu Âu (dễ dàng cho thuê hoặc chuyển nhượng).
    • Thuế thu nhập doanh nghiệp hấp dẫn nhất EU, chỉ 9%

    Về cơ bản, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện bao gồm:

    • Nhân thân: Từ đủ 18 tuổi trở lên, đáp ứng điều kiện sức khỏe và lý lịch tư pháp.
    • Đầu tư tối thiểu từ 250,000 EUR vào một trong các hình thức đầu tư vào Quỹ bất động sản, đầu tư bất động sản và quyên góp vào các cơ sở giáo dục đại học công lập.

    Lưu ý là nhà đầu tư cần cam kết thực hiện đầu tư trong vòng 03 tháng kể từ thời điểm nhập cảnh vào quốc gia này. 

    Mặc dù vậy, trước thềm áp dụng Visa Nhà đầu tư Khách mời Hungary, quốc gia này ban hành luật sửa đổi. Điều này có nghĩa là chưa thể áp dụng ngay hình thức đầu tư bất động sản, đầu tư vào quỹ bất động sản. 

    Hungary chỉ chấp nhận bất động sản được đầu tư kể từ 01/01/2025

    Để chuẩn bị nguồn cung tốt hơn, Hungary ban hành chính sách chưa cho phép thực thi hình thức đầu tư bất động sản kể từ khi Visa Nhà đầu tư Khách mời có hiệu lực. Thông báo này đưa ra rằng, chỉ những bất động sản được đầu tư sau ngày 01/01/2025 mới đủ điều kiện tham gia chương trình. Do thị thực có hiệu lực 06 tháng, nên nhà đầu tư cần cân nhắc việc đầu tư này trước khi visa hết hạn. 

    Chính thức phê duyệt Quỹ Nhà đầu tư Khách mời đầu tiên

    Ngày 29/10/2024, Chính phủ Hungary chính thức cấp phép cho Quỹ đầu tư bất động sản SPRINT đầu tiên tham gia Chương trình Nhà đầu tư Khách mời (GIP). Đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của chương trình kể từ khi khởi động vào tháng 7/2024, vốn trước đó không có bất kỳ quỹ đầu tư bất động sản nào được phê duyệt.

    >>> XEM THÊM:

    Chính sách định cư Hy Lạp 2024 

    Tiếp tục miễn thuế VAT 24% đối với bất động sản đến hết 2025

    Ngày 31/01/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Kế hoạch Hy Lạp, ông Kostis Haizidakis thông báo gia hạn chính sách miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) 24% đối với bất động sản đến cuối năm 2025. Chính sách này áp dụng đối với mọi giao dịch chuyển nhượng bất động sản làm tăng sự hấp dẫn của thị trường và đặc biệt có lợi cho các nhà đầu tư đang hướng tới mục tiêu sở hữu quốc tịch Hy Lạp. Quyết định này không chỉ nhằm kích thích kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển bất động sản mạnh mẽ hơn.

    Ngoài việc, hỗ trợ các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc nhập quốc tịch thông qua đầu tư, chính sách này đẩy nhanh tốc độ giao dịch bất động sản. Đáng chú ý là bất động sản Hy Lạp đang có tiềm năng tăng trưởng với cơ hội sinh lời cao, đáng để nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội mới trong thị trường bất động sản Châu Âu.

    Thị thực vàng Hy Lạp áp dụng mức đầu tư bất động sản tối thiểu mới

    Trước đây, Hy Lạp chỉ áp dụng mức đầu tư bất động sản tối thiểu từ 250,000 EUR. Tuy nhiên, năm 2024 vừa qua, quốc gia này đã áp dụng chính sách mới đối với Chương trình Thị thực Vàng, với các mức đầu tư bất động sản tối thiểu mới. Cụ thể 

    • Đầu tư tối thiểu 800,000 EUR vào bất động sản ở toàn bộ Khu hành chính Attica (bao gồm Piraeus và hầu hết khu vực thủ đô), các Đơn vị khu vực Thessaloniki, Mykonos, Santorini, cũng như các đảo có dân số trên 3,100 người.
    • Đầu tư tối thiểu 400,000 EUR vào bất động sản ở tất cả khu vực còn lại của Hy Lạp.
    • Đầu tư tối thiểu 250,000 EUR vào các bất động sản theo hình thức chuyển đổi bất động sản từ thương mại sang nhà ở, hoặc khôi phục các tòa nhà có giá trị lịch sử hoặc được liệt kê trong danh sách bảo tồn.

    Giải thích lý do tăng mức đầu tư bất động sản tối thiểu, Thủ tướng Hy Lạp cho biết nhằm giải quyết một phần vấn đề khủng hoảng nhà ở tại quốc gia này, đồng thời, để đối phó với tình trạng nhiều nhà đầu tư nước nhất là Trung Quốc, đầu tư bất động sản chủ yếu để sở hữu Thị thực Vàng, chứ không nhằm mục đích sử dụng hoặc cư trú tại đây. Những vấn đề này xảy ra trong thời gian qua đã khiến bất động sản Hy Lạp tăng giá cao và gây khó khăn lớn trong việc sở hữu bất động sản của người dân bản địa, khiến họ khó khăn hơn trong việc tìm nhà ở với giá cả phải chăng.

    Thay đổi mức đầu tư phi bất động sản tối thiểu đối với Thị thực Vàng

    Kể từ 31/03/2024, các mức đầu tư theo hình thức đầu tư phi bất động sản Hy Lạp đã có sự điều chỉnh, cụ thể:

    • Đầu tư vào công ty có trụ sở hoặc cơ sở đăng ký tại Hy Lạp để mua cổ phiếu hoặc trái phiếu: Tăng từ 400,000 EUR lên 500,000 EUR.
    • Đầu tư vào Công ty TNHH Đại chúng Đầu tư Bất động sản (REIC): Tăng từ 400,000 EUR lên 500,000 EUR.
    • Đầu tư vào Công ty Đầu tư dạng đóng hoặc Quỹ đại chúng: Tăng từ 400,000 EUR lên 500,000 EUR.
    • Gửi tiền có kỳ hạn cố định: Tăng từ 400,000 EUR lên 500,000 EUR.
    • Mua cổ phiếu của Quỹ hỗ tương thành lập tại Hy Lạp hoặc quốc gia khác: Giảm từ 400,000 EUR xuống còn 350,000 EUR.
    • Mua cổ phiếu của Quỹ Đầu tư thay thế (AIF) được thành lập tại Hy Lạp hoặc một quốc gia thành viên khác của EU: Giảm từ 400,000 EUR xuống còn 350,000 EUR.

    Cấm cho thuê ngắn hạn đối với bất động sản đầu tư theo Thị thực Vàng

    Hy Lạp áp dụng hạn chế đối với việc cho thuê ngắn hạn bất động sản đầu tư theo Thị thực Vàng tại khu vực Trung tâm Athens và các khu vực khác của Attica. Quy định này được đưa ra nhằm giải quyết những áp lực mà Chính phủ quốc gia này đang phải đối diện trong vấn đề chi trả nhà ở, đặc biệt là chi phí thuê mua nhà của người dân nơi đây. 

    Công bố Chương trình Thị thực Vàng mới với giá 250,000 EUR 

    Thủ tướng Hy Lạp, ông Kyriakos Mitsotakis, mới đây công bố kế hoạch mở rộng Chương trình Thị thực Vàng đối với hình thức đầu tư vào các công ty khởi nghiệp. Đây là một phần trong chiến lược phát triển kinh tế toàn diện được trình bày tại Hội chợ quốc tế Thessaloniki lần thứ 88. Chương trình đầu tư cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu Giấy phép cư trú 5 năm thông qua việc đầu tư 250,000 EUR vào các công ty khởi nghiệp tại Hy Lạp. 

    Việc đưa ra lựa chọn đầu tư vào khởi nghiệp là minh chứng cho cam kết của Hy Lạp trong việc thúc đẩy sự đổi mới và thu hút nhân tài quốc tế. Với khoản đầu tư 250,000 EUR, các nhà đầu tư am hiểu công nghệ có cơ hội tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ ở Hy Lạp. Cụ thể, chương trình mới như sau: 

    Các nhà đầu tư nước ngoài có thể nhận Thẻ thường trú khi đầu tư tối thiểu 250,000 EUR vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đã đăng ký trong Sổ đăng ký Khởi nghiệp Quốc gia (Elevate Greece). 

    Điều kiện tham gia chương trình bao gồm:

    • Không được sở hữu quá 33% vốn điều lệ hoặc quyền biểu quyết trong doanh nghiệp.
    • Tạo ít nhất 2 việc làm mới trong năm đầu tiên sau khi nhận vốn đầu tư.
    • Số lượng việc làm được tạo mới phải được duy trì tối thiểu trong 2 năm sau khi đầu tư.

    >>> XEM THÊM:

    Chính sách định cư Bulgaria 2024 

    Bulgaria chính thức gia nhập khối Schengen

    Hội đồng Châu Âu đã chính thức phê duyệt việc cho phép Bulgaria gia nhập khu vực Schengen từ ngày 31/12/2023. Theo quyết định này, các biện pháp kiểm soát tại biên giới hàng không và đường biển đối với hai quốc gia này được dỡ bỏ. Việc trở thành thành viên Schengen mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho Bulgaria, nhờ chính sách cho phép tự do đi lại giữa các quốc gia trong khu vực. Điều này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hội nhập của thị trường nội địa EU. 

    Có rất nhiều lý do khiến Bulgaria trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư:

    • Ổn định chính trị.
    • Chi phí kinh doanh thấp, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp 10% và chi phí lao động thấp hơn so với mức trung bình của các quốc gia trong khu vực Châu Âu.
    • Vị trí chiến lược ngay tại trung tâm bán đảo Balkan, dễ tiếp cận toàn bộ thị trường EU cũng như các thị trường ở khu vực Trung và Đông Âu.
    • Lực lượng lao động chủ yếu có trình độ cao, có thể sử dụng đa ngôn ngữ.
    • Chi phí tài sản rẻ tương đối thấp. 
    • Hệ thống giáo dục mạnh với hơn 40 trường Đại học cấp bằng Đại học và sau Đại học.
    • Kinh tế tăng trưởng ổn định.
    • Chất lượng cuộc sống tốt.

    Ngoài các lý do hấp dẫn nêu trên, dự báo kinh tế Bulgaria có nhiều khởi sắc sau ngày gia nhập Schengen, bởi tiềm năng phát triển lớn, nhất là giá trị bất động sản Bulgaria không ngừng tăng giá, dẫn đến chi phí sinh hoạt tăng mạnh. 

    Bulgaria chính thức công bố Chương trình Thị thực vàng

    Sau khi gia nhập Schengen, Bulgaria công bố các điều kiện để các nhà đầu tư tham khảo tham gia Chương trình Thị thực Vàng:

    • Đầu tư cổ phiếu của công ty đã niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Bulgaria – Sofia: 2 triệu BGN.
    • Đầu tư vào một trong các loại quỹ (UCITS, ETF và AIF) tập trung vào thị trường Bulgaria: 1 triệu BGN.
    • Đầu tư vào các công ty thực hiện Dự án đầu tư ưu tiên chứng nhận: 2 triệu BGN.
    • Đầu tư vào các công ty sử dụng nhân viên Bulgaria: 500,000 BGN và tạo ra việc làm cho 10 lao động. 
    • Đầu tư vào các công ty tư nhân trong bất kỳ lĩnh vực địa lý nào: 6 triệu BGN.
    • Đầu tư vào các dự án (khác với Dự án đầu tư ưu tiên đã được chứng nhận): Mức đầu tư tối thiểu tùy thuộc vào lĩnh vực.

    Chia sẻ:

    RIIT